14/07/2022 - Lượt xem: 414
Hiện nay nhiều người bán hàng kinh doanh đang có suy nghĩ cứ kinh doanh là sẽ tìm kiếm thật nhiều thật nhiều khách hàng mới nhưng lại vô tình bỏ qua khách hàng cũ những người từng mua hàng. Việc kinh doanh tìm khách hàng mới không sai nhưng khách hàng cũ mới chính là người có khả năng mua hàng cao nhất. Chi phí tìm để tìm và thuyết phục khách hàng mới lúc nào cũng sẽ cao hơn với khách hàng cũ. Vậy làm sao để chăm sóc khách hàng cũ hiệu để tăng doanh thu, bài viết này sẽ gợi ý đến bạn một số kinh nghiệm
Khi bán hàng trực tiếp tại cửa hàng thì việc trao đổi với khách thì cảm xúc dễ thể hiện hơn, nhưng khi bán hàng online việc thể hiện sự trân thành và niềm nở với khách rất khó thể hiện qua những đoạn văn được. Điều này đòi hỏi nhân viên chăm sóc khách hàng đặc biệt với khách hàng cũ thì phải luôn lắng nghe và tỏ ra đồng cảm với khách mới giúp người bán hàng có kết nối được với khách. Điều này giúp thương hiệu dễ dàng chinh phục khách hàng.
Hằng ngày người bán hàng có thể chăm sóc rất nhiều khách hàng, và để tạo được thiện cảm cũng như thể hiện sự tôn trọng khách hàng, người bán hàng nên gọi tên những khách hàng đó thay vì những câu văn anh/chị đơn giản mà hãy gọi anh A hay chị B. Việc gọi tên như vậy khách hàng sẽ cảm thấy được xem trọng ở nơi đó. Việc gọi tên được khách hàng cũ là một trong những yêu cầu cơ bản của việc chăm sóc khách hàng cũ.
Với những khách hàng cũ có nghĩa là họ đã sử dụng sản phẩm và việc lắng nghe khách sẽ giúp bạn có những góp ý gì cần cải thiện về phần chăm sóc khách hàng hay sản phẩm. Với những khách hàng mới còn đang phân vân có nên mua hay không thì bạn đưa ra những phản hồi từ khách hàng cũ để làm niềm tin với khách. Và việc lắng nghe sẽ giúp rất nhiều trong việc hoàn chỉnh sản phẩm hay dịch vụ của người bán hàng qua đó giúp tăng đơn hàng hơn.
Đã làm dịch vụ chăm sóc khách hàng thì điều tuyệt đối là không được nói không với khách. Việc nói không với khách thì chẳng khác bạn từ chối mọi trách nhiệm với khách và từ bỏ mối quan hệ đó. Khi ấy biết bao chi phí và công sức chăm sóc khách hàng từ lúc đầu sẽ biến mất gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà bán hàng.
Ngoài một sản phẩm tốt ra khách hàng còn yêu cầu theo một chính sách hậu mãi. Chính sách là những vấn đề phát sinh trong việc sử dụng sản phẩm bị gặp vấn đề và khách hàng yêu cầu tìm hướng giải quyết. Và khách hàng sẽ không chỉ mong chờ một lời xin lỗi đến từ người bán hàng, nếu chất lượng hậu mãi của nhà bán hàng đủ tốt thì khách hàng sẵn sàng bỏ qua lỗi sản phẩm.
Một sản phẩm tốt, một dịch vụ tuyệt vời thì khách nào nỡ đi. Chìa khóa cho người bán hàng là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ giữ chân khách hàng cũ để họ truyền thông cho mình.
Hy vọng với một số chia sẻ về chăm sóc khách hàng cũ trên sẽ giúp tăng doanh thu và có được một lượng lớn khách hàng trung thành. Chúc bạn thành công.
Theo: doopage
Xem thêm: 9 cách duy trì mối quan hệ với khách hàng hiệu quả