Các bước đăng ký giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử?

22/11/2023 - Lượt xem: 395

https://webjobapi.acacy.com.vn/DataUpload\RecBlog\20240528/image766.png

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các bước đăng ký giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử không sử dụng chữ ký như sau:

1. Các bước đăng ký giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử?

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tài khoản sử dụng phương thức giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử trên website Cổng giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam không sử dụng chữ ký số:

Bước 1: Người đăng ký truy cập vào website: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index 

Bước 2: Tại trang chủ bạn chọn mục 'Đăng ký'.

Tại giao diện đăng ký, chọn 'Đăng ký' của mục 'Đăng ký giao dịch qua mạng'

Bước 3: Tại giao diện đăng ký, người đăng ký cần điền đầy đủ các thông tin về đơn vị đăng ký theo các trường tương ứng.

Lưu ý: (*) là trường thông tin yêu cầu bắt buộc.

Sau khi nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu, bạn chọn nút 'Đăng ký' bên dưới để hoàn tất giao dịch.

Hệ thống sẽ tự động gửi thông báo về Email đăng ký tài khoản.

Người đăng ký thực hiện kiểm tra email xác thực tài khoản.

Trong Email thông báo kích hoạt tài khoản đăng ký bảo hiểm xã hội điện tử được gửi từ cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ nêu rõ phương thức đăng ký tài khoản qua website kèm các thông tin tài khoản đăng ký.

Trong hộp thư đến, người đăng ký mở Email mới nhất mà Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi đến về việc chấp nhận đăng ký sử dụng phương thức giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử.

Thông tin tài khoản gửi kèm bao gồm: Tên đăng nhập và mật khẩu

Người đăng ký lưu lại để đăng nhập tài khoản trên website.

Để đăng nhập vào tài khoản giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội phải vào trang chủ của Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhấn chọn 'đăng nhập'.

Sau khi điền đầy đủ các thông tin đăng nhập và mật khẩu thành công.

Đơn vị doanh nghiệp có thể tra cứu, kiểm tra các thông tin liên quan đến Doanh nghiệp tại mục thông tin đơn vị và thực hiện được các chức năng trên Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội.

2. Nguyên tắc tính mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

  1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
  2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
  3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
  4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
  5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo quy định trên thì nguyên tắc tính mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được tính trên cơ sở tiền lương tháng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

3. Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội gồm những cơ quan nào?

Theo Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội gồm những cơ quan sau đây:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Nguồn: Thư viện pháp luật

Việc làm mới nhất