11/07/2022 - Lượt xem: 378
Chúng ta đều hiểu rằng việc nắm bắt được nhu cầu khách hàng và thỏa mãn nó là điều quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Bởi đơn giản, hầu hết các khách hàng sẽ không quan tâm đến sản phẩm hay doanh nghiệp của bạn, điều họ quan tâm là giải pháp cho vấn đề họ đang gặp phải.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bạn lại quyết định chọn sản phẩm của thương hiệu này thay vì một thương hiệu khác hay không? Hoặc tại sao bạn cảm thấy thoải mái khi trả tiền cho một sản phẩm trên một trang web nhưng lại do dự trên trang khác?
Về cơ bản, đó là bởi vì thương hiệu đó đã học được cách khơi gợi nhu cầu khách hàng về sản phẩm và thuyết phục bạn đủ tin tưởng vào họ.
Nhu cầu khách hàng được định nghĩa là “những vấn đề mà khách hàng định giải quyết khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ”. Đây chính là động cơ thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Các doanh nghiệp thường tìm cách xác định nhu cầu khách hàng hoặc tạo nhu cầu cho khách hàng để thu hút sự chú ý của họ đối với thương hiệu.
Một số ví dụ về nhu cầu khách hàng mà chúng ta thường thấy:
Các doanh nghiệp luôn biết rằng giải quyết nhu cầu khách hàng và thậm chí là vượt quá mong đợi của họ là cách thúc đẩy sự phát triển kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thành công.
Dù sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có tốt đến đâu, thì sự thật là không ai sẽ mua nó nếu họ không muốn hoặc tin rằng họ không cần nó.
Bạn càng biết nhiều về khách hàng của mình, điều đó sẽ giúp bạn xác định vị trí thương hiệu của mình xung quanh nhu cầu của họ và giúp doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng tốt hơn bằng cách:
Hiểu được nhu cầu khách hàng là sứ mệnh quan trọng đối với các nhà tiếp thị cũng như các doanh nghiệp nếu họ muốn đạt được thành công lâu dài. Sau tất cả, chúng ta đều muốn thu hút, chuyển đổi và giữ chân khách hàng – nhưng chúng ta không thể làm điều đó trừ khi chúng ta thực sự biết họ và những gì họ cần.
Khảo sát giúp bạn tìm hiểu thêm về cơ sở khách hàng và đối tượng mục tiêu của mình. Chúng cho phép bạn đi vào tâm trí của mọi người và khám phá lý do tại sao họ mua hàng của bạn.
Vì vậy, đừng ngại thiết lập một cuộc khảo sát phân tích khách hàng. Chúng ta có thể tiến hành thông qua 2 nhóm công cụ:
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên xem xét và lựa chọn các phương pháp phỏng vấn phù hợp:
Hãy đặt những câu hỏi giúp bạn thấy thái độ của mọi người đối với các khía cạnh khác nhau của thương hiệu của bạn, chẳng hạn như:
Ngày nay, với sự phát triển và bùng nổ của internet, và các thiết bị điện tử thông minh như laptop, smartphone,… thói quen mua sắm, tiêu dùng của khách hàng cũng đã thay đổi. Một cuộc khảo sát gần đây của Nielsen cho thấy, hơn 80% khách hàng sẽ tìm kiếm các đề xuất, tham khảo ý kiến của những người dùng trước đó thông qua các phương tiện truyền thông, trước khi quyết định mua bất kỳ sản phẩm nào.
Nhờ phương tiện truyền thông xã hội, khách hàng giờ đây có khả năng tham gia vào cuộc đối thoại hai chiều với các thương hiệu và đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để hiểu nhu cầu khách hàng và khám phá những gì khách hàng của họ đang tìm kiếm ở một sản phẩm.
Nghiên cứu từ khóa hay còn gọi là keyword research là quá trình tìm kiếm, phân tích các từ hoặc cụm từ mà mọi người sử dụng để tìm kiếm thông tin trên internet.
Khi bạn có thắc mắc về một sản phẩm bạn đang sử dụng, bước đầu tiên của bạn là gọi điện đến công ty và hỏi? Hay là bước đầu tiên bạn mở Google và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của mình? Hầu hết người tiêu dùng sẽ chọn cái sau.
Điều đó có nghĩa là nhu cầu bí mật của khách hàng thực sự nằm ở cách họ tìm kiếm sản phẩm, công ty hoặc dịch vụ của bạn thông qua môi trường internet. Vì lý do này, nghiên cứu từ khóa sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc nhất về nhu cầu khách hàng.
Tuy nhiên, tất cả các phương pháp trên chỉ hiệu quả nếu như khách hàng đã biết nhu cầu của họ là gì, họ cần gì và muốn gì. Vậy, nếu như khách hàng không thực sự không hiểu điều cần nhất đối với họ lúc này là gì thì sao? Câu trả lời là Hãy gợi mở nhu cầu khách hàng.
Để xác định và khơi gợi nhu cầu khách hàng. Một trong những mô hình đặt câu hỏi thường được sử dụng là SPIN (Situation – tình huống , Problem – vấn đề , Implication- gợi ý và Need-payoff -định hướng):
Sau khi học cách xác định nhu cầu của khách hàng, bạn cần áp dụng những thông tin chi tiết đó vào doanh nghiệp của mình. Thương hiệu của bạn chỉ có thể phát triển nếu bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong mọi lĩnh vực, từ thiết kế và chức năng của sản phẩm đến cách bạn xử lý các khiếu nại cho tới những chính sách bảo hành.
Việc quản lý thông tin về nhu cầu khách hàng rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đã có những khách hàng đã đang sử dụng và trải nghiệm sản phẩm. Những dữ liệu này có thể giúp bạn phân tích và đưa ra các phương án cải thiện tỉ lệ chốt đơn, giải quyết nhu cầu và tối ưu trải nghiệm khách hàng.
Bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng để lưu trữ dữ liệu lại. Việc này giúp bạn không chỉ quản lý được các nhu cầu của khách hàng mà còn giúp bạn nắm bắt được lí do khách hàng tìm tới bạn, cũng như nguyên nhân thất bại là do đâu.
Có kiến thức tốt về nhu cầu và mong muốn của khách hàng không chỉ giúp gia tăng giá trị xây dựng mà còn nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu tổng thể. Nó mang lại cho doanh nghiệp của bạn một lợi thế cạnh tranh và luôn đi trước một bước trên thị trường.