Cách tính đổi lương Net sang Gross đơn giản nhất 2023

10/11/2023 - Lượt xem: 320

https://webjobapi.acacy.com.vn/DataUpload\RecBlog\20240529/image1039.png

Hiện nay nhiều bạn vẫn chưa biết về cách quy đổi lương net sang gross như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các quy đổi

Công thức quy đổi lương net sang gross thế nào?

Hiện nay, có thể hiểu tổng quan về lương net và lương gross như sau:

(1) Lương net:

Là tiền lương thực nhận của người lao động mỗi kì trả lương, không bị trừ thêm tiền đóng bảo hiểm, tiền thuế TNCN.

Không bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN

(2) Lương gross:

Là tổng tiền lương của người lao động (NLĐ) mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) chi trả mỗi kì trả lương chưa trừ các khoản tiền bảo hiểm, tiền thuế TNCN.

Trong đó, các khoản bảo hiểm và thuế bao gồm: BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%), Thuế TNCN (nếu có)

Từ khái niệm trên, có thể thực hiện quy đổi lương net sang gross như sau:

Công thức quy đổi lương net sang gross:

Lương gross = Lương net + [(BHXH + BHYT + BHTN) + Thuế TNCN (nếu có)]

Như vậy, người lao động có thể thực hiện quy đổi lương net sang gross theo công thức nêu trên.

Trong đó:

Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động được quy định như sau: Bảo hiểm xã hội 8%, Bảo hiểm thất nghiệp 1%, Bảo hiểm y tế 1,5%, đối với thuế TNCN:

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Khoản giảm trừ) * Thuế suất

+ Các khoản được miễn có thể kể đến như: Tiền bồi thường tai nạn lao động; phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn tiền lương làm việc ban ngày; tiền lương hưu;…

+ Các khoản giảm trừ gồm: Giảm trừ gia cảnh với bản thân người lao động: 11 triệu đồng/tháng; Giảm trừ gia cảnh với mỗi người phụ thuộc: 4,4, triệu đồng/tháng; Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học; Thuế suất: Thuế TNCN được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Tiền lương bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN?

1. Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế

  1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

Đồng thời, căn cứ tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

b.2) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:

  1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu tiền lương của người lao động từ 11 triệu đồng/tháng (tương ứng 132 triệu đồng/năm) thì phải nộp thuế TNCN.

Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động có đăng ký người phụ thuộc thì sẽ được giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng

Mặt khác, đối với trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Tuy nhiên, nếu người lao động là cá nhân cư trú chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập phải làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

Nguyên tắc trả lương hiện nay được quy định thế nào?

Việc trả lương được thực hiện theo các nguyên tắc tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Nguồn: Thư viện Pháp luật

Việc làm mới nhất