Tuyệt chiêu tư vấn khách hàng hiệu quả để tăng doanh số

22/07/2022 - Lượt xem: 138

https://webjobapi.acacy.com.vn/DataUpload\RecBlog\20240528/image281.png

Việc đào tạo nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách cách tư vấn khách hàng đạt hiệu quả nhất luôn là quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong bài dưới đây, ACACY sẽ chia sẻ 21 tuyệt chiêu để tư vấn khách hàng hiệu quả nhất.

Để có thể tư vấn khách hàng hiệu quả nhà quản trị cần xác định được một số vấn đề và định hướng cho bộ phận Chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp

1. Khách hàng là ai? Khách hàng muốn gì?

Rõ ràng là bạn sẽ không thể có cách thuyết phục khách hàng nếu như không biết được họ là ai và họ muốn gì. Thử tưởng tượng trong một cuộc giao tiếp mà bạn chỉ thao thao bất tuyệt, tôi là A, tôi muốn B, bạn nên làm C, bạn đừng làm D… sẽ chẳng có một khách hàng nào đủ kiên nhẫn để nghe hết từ A đến Z cả! Và càng tệ hơn nữa là trong khi bạn có thể nói “tất tần tật” về bản thân thì lại “quên” đi khách hàng của bạn là ai, thậm chỉ gọi nhầm tên, địa chỉ của họ.

Nếu cuộc giao tiếp thật sự “rơi” vào tình huống này thì kết quả có lẽ bạn đã thấy trước… Vậy nên, kỹ năng thuyết phục khách hàng trước hết nên là kỹ năng ghi nhớ, ghi nhớ tất cả những thông tin của khách hàng, càng nhiều càng tốt! (tất nhiên chỉ là những thông tin cần thiết liên quan đến quá trình thương thảo)

Tiếp theo, điều quan trọng hơn nữa là sau khi bạn biết họ là ai, bạn phải biết khách hàng của bạn muốn gì. Kinh doanh hiện đại đã chỉ ra rằng muốn thành công bạn phải “bán cái khách hàng cần chứ không phải cái bạn sản xuất”. Và vì vậy, biết khách hàng muốn gì là điều kiện tiên quyết để có thể “đánh đúng tâm lí” và thuyết phục họ.
 

2. Lợi ích cuối cùng thuộc về khách hàng

Biết được khách hàng muốn gì thì kỹ năng tiếp theo bạn nên có đó là biết cách hướng cuộc hội thoại về kết quả: lợi ích cuối cùng thuộc về khách hàng. Trong một quyển sách nghiên cứu về văn hóa kinh doanh của các nước trên thế giới, tác giả Richard R. Gesteland đã nhấn mạnh rằng ở Nhật Bản (một trong những nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới), khái niệm “Customer is King” (khách hàng là vua) đang dần được thay thế bằng khái niệm “Customer is God” (khách hàng là thượng đế) để nói lên tầm quan trọng của khách hàng trong đời sống kinh doanh.

Vậy nên, trong tổng hòa cuộc giao tiếp, hãy để khách hàng “hiểu” rằng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho họ, sẽ không thể có nơi thứ 2 có dịch vụ hoặc giá tốt hơn. Tóm lại, khách hàng phải cảm nhận được “lợi ích tuyệt đối” trong suốt cuộc thương thảo.

3. Kỹ năng giao tiếp sẽ quyết định tất cả

Sẽ không quá khi nói rằng kỹ năng giao tiếp sẽ quyết định việc thuyết phục khách hàng của bạn. Các “thủ thuật” về ánh mắt, cách chào hỏi, cách bắt tay, cách mỉm cười, cách nói chuyện… sẽ “ghi dấu” hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng. Một ánh mắt thân thiện, một nụ cười “vừa phải” sẽ làm bạn đẹp hơn rất nhiều trong mắt người đối diện.
 
Dáng điệu của bạn cũng nên để lại sự tự tin cần thiết để khách hàng có đủ niềm tin vào những điều bạn nói. Ngoài ra, những kỹ năng giao tiếp khác cũng cần được chú trọng, bởi vì bạn không nên (và không được phép) để lại bất kì một sai sót nào trong quá trình tiếp xúc. Bởi lẽ, một khi những “ấn tượng ban đầu” này tốt đẹp thì xem như bạn đã thành công một nửa, còn ngược lại, có lẽ sẽ rất khó khăn cho cuộc thương thảo của bạn.

4. Tránh sử dụng ngôn từ công ty

Thật đáng tiếc, điều này có thể khiến các nhân viên bán hàng dành những quãng thời gian quý báu của họ vào việc nỗ lực xác định và giải thích bản thân nội dung thông điệp mà không diễn tả được giá trị kinh doanh tới các khách hàng.

Thay vào đó, bạn cần phải kể một câu chuyện khai phá các thách thức kinh doanh và phương pháp của công ty bạn để giải quyết những vấn đề đó. Khi nó bắt đầu trở nên thích hợp trong cuộc thảo luận, bạn sẽ phác họa nó trong các cụm từ viết tắt và kết nối nó giữa những bức tranh và các giải pháp. Tiếp theo, hãy biểu lộ rằng: “Tại công ty XYZ, chúng tôi gọi đó là….”.

5. Sử dụng giọng nói của kinh nghiệm và sự hiểu biết

Bạn sẽ khó có thể tạo dựng được những cuộc hội thoại ý nghĩa với khách hàng nếu không nắm rõ nhiều thông tin về họ. Thật tuyệt vời nếu bạn chia sẻ được với các khách hàng các thông tin riêng tư thân cẩn.

Bên cạnh đó, bạn cần ăn khớp rõ ràng với những gì mà CEO của công ty mong đợi ở bạn. Để được như vậy, vai trò của bạn sẽ như một nhà chiến lược và khích lệ trong hội thoại với khách hàng. Hơn tất cả, bạn cần làm chủ cuộc trò chuyện, ra được những quyết định thích hợp nhất và đảm bảo rằng các khách hàng luôn cảm thấy thích thú với những thông tin, kết luận của bạn.
 

6. Đảm bảo nó có ý nghĩa với các khách hàng

Có hai đề xuất ở đây. Thứ nhất, bạn hãy giữ các luận điểm được ngắn gọn và có mục tiêu rõ ràng – ví dụ, “Chúng tôi nỗ lực để giải quyết ba thách thức kinh doanh then chốt” – nhằm giúp đỡ các khách hàng của bạn hình dung được một bức tranh tổng thể nhất.

Bạn cần nhớ rằng rất có thể các khách hàng sẽ phải mang câu truyện của bạn tới đồng nghiệp hay người thân của họ trước khi ra quyết định mua sắm. Vì vậy, việc giữ những luận điểm được đơn giản để các khách hàng sau đó có thể thuật lại với những người khác xung quanh luôn thật tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Thứ hai, bạn hãy sử dụng các ví dụ minh hoạ. Hội thoại với khách hàng là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy và bộc lộ những dữ liệu nghiên cứu về các câu truyện kinh doanh thành công của công ty bạn theo cách thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Thậm chí nếu bạn không thể sử dụng các tên công ty riêng biệt, bạn hãy trích dẫn các tình huống nơi mà công ty bạn có thể minh hoạ nên một bức tranh thành công nhất.

Xem thêm: Tạo ấn tượng với khách hàng bằng giao tiếp hiệu quả

7. Đảm bảo tính đáng nhớ

Kỹ thuật bán hàng có thể rất phức tạp. Tất cả chúng ta phải biết cách tạo dựng ấn tượng thông qua lời ăn tiếng nói của mình. Và để xây dựng một cuộc nói chuyện thụ vị với khách hàng, trước tiên bạn phải xác định rõ những gì tương thích nhất.
 
Sẽ rất quan trọng với việc nắm vững các quy tắc diễn thuyết cơ bản. Hãy đảm bảo câu văn ngắn gọn và các kỹ thuật khích lệ hợp lý, chẳng hạn như nghệ thuật lặp lại âm đầu và luyến âm để xây dựng ý nghĩa lời nói. Tránh những thuật ngữ, câu nói hay các viết tắt dài dòng mà các khách hàng cần hỏi thêm để có thể hiểu rõ.

8. Có sự khơi màn hợp lý

Hãy xây dựng những cuộc hội thoại giới thiệu đầy ý nghĩa với khách hàng như một bước đi đầu tên trong chuỗi các hành động bán hàng theo một cách thứ logic và có trọng điểm. Mỗi sự trao đổi nên có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Và bạn cần hiểu rõ mục tiêu của từng cuộc nói chuyện với khách hàng cùng những hành động thích hợp sau đó.

Bằng việc xây dựng một con đường đi đúng hướng, trên cương vị nhân viên bán hàng, bạn đang đảm bảo rằng các chương trình và chiến lược tiếp thị kinh doanh của công ty luôn thích hợp nhất với phương pháp bán hàng.

Có thể thấy, một nhân viên bán hàng giỏi là một nhân viên luôn biết cách xây dựng được những cuộc hội thảo đầy ý nghĩa và có mục tiêu với các khách hàng. Nhưng đề thực sự thành công, bạn cần phải quan tâm thấu đáo tới tất cả các nhu cầu của công ty cũng như của khách hàng, làm sao để hai nhu cầu này hài hoà với nhau.

9. Bạn chỉ có thể bán được hàng khi bạn có thể tự thuyết phục mình mua hàng: 

Nếu bạn không tự bán được hàng cho chính mình, thì nhiều khả năng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.

10. Tạo sức ép lên khách hàng một cách khéo léo: 

Đôi khi, việc tạo ra sức ép cho khách hàng cũng là một điều tốt, bởi vì điều đó sẽ giúp khách hàng thực sự nghiêm túc cân nhắc lựa chọn của họ. Bạn có thể nói với các khách hàng tiềm năng rằng đối thủ của họ cũng đang thương lượng mua hàng của bạn. Tuy nhiên chỉ nên đề cập đến điều này một lần như một sự vô tình chứ không nên nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần sẽ dễ làm khách hàng cảm thấy khó chịu và chắc chắn là khi họ cảm thấy không thoải mái, họ sẽ không bao giờ mua hàng của bạn.
 
Xem thêm: 9 Cách duy trì mối quan hệ với khách hàng hiệu quả

11. Hiểu khách hàng

Hãy tìm hiểu kĩ về khách hàng tiềm năng của công ty bạn, khách hàng tiềm năng về nhóm sản phẩm và dịch vụ, nắm được yêu cầu và mong muốn của họ khách hàng.
 

12. Chuẩn bị và luyện tập bài diễn thuyết thật thu hút và thuyết phục

Hãy lên danh sách những điều mà bạn cần nói với khách hàng, hãy chuẩn bị sao cho những điều bạn nói phải thật thuyết phục, sau đó hãy luyện tập và ghi nhớ. Luyện tập nhiều lần 1 mình và với các đồng nghiệp khác.

13. Tư vấn bán hàng với thái độ niềm nở, nhiệt tình

Bí quyết tư vấn bán hàng hiệu quả là hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ, dễ chịu, và cảm giác thoải mái cho người nghe, tránh tạo cảm giác gò bó và kiểu cách.

14. Trả lời trực tiếp các thắc mắc của khách hàng một cách rõ ràng

Khi nhận được câu hỏi từ phía khách hàng, bạn hãy trả lời một cách thẳng thắn và cụ thể, nếu bạn không trả lời thì uy tín của bạn sẽ giảm và điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến cơ hội bán hàng của bạn. Và để trả lời thật lưu loát, bạn phải thật sự hiểu về sản phẩm và dịch vụ của bạn đang bán.

15. Hãy nghĩ rằng bạn luôn luôn có thể tốt hơn

Bán hàng là một nghệ thuật, không phải là một môn khoa học. Điều này nghĩa là nó không bao giờ hoàn hảo và luôn luôn có thể cải thiện được.Tóm lại, bán hàng là một chức năng quan trọng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, nó đồng thời là một môn nghệ thuật thực thụ, đòi hỏi bạn cần trau dồi kỹ năng hàng ngày. Với những lời khuyên trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin tiếp xúc với khách hàng và tin tưởng vào khả năng tăng doanh số bán hàng của mình.
 

16. Biết được sự khác biệt giữa lợi ích và đặc trưng

Đặc trưng là cái mà một sản phẩm hoặc dịch vụ “có” hoặc “làm được”. Lợi ích là việc sản phẩm hoặc dịch vụ có ý nghĩa như thế nào đến người tiêu dùng.
  • Sai : “ Chiếc xe có thiết kế mui xe an toàn” (chức năng)
  • Đúng: “Chiếc xe này bảo vệ gia đình của anh/chị” (lợi ích)

17. Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ nhưng biết kiểm soát

Khách hàng sẽ ghi nhớ những lợi ích từ sản phẩm lâu hơn và dễ dàng hơn nếu như nó được thể hiện 1 cách đơn giản, dễ hiểu, từ ngữ mạnh mẽ mà có thể gợi lên cảm xúc của khách hàng.
  • Sai: “Chiếc mui xe này cung cấp sự an toàn nếu như có tai nạn”
  • Đúng: “Lỡ như có gặp tai nan xáy ra, thì anh/chị sẽ được bản vệ an toàn bởi thiết kế mui xe này”

18. Tránh sử dụng những biệt ngữ (từ ngữ khó hiểu)

Đừng sử dụng những lời nói chào mời rập khuôn hoặc những từ ngữ quá chuyên môn và khó hiểu
  • Sai: “ Sự vận hành mạnh mẽ của 80210 protocol !!!!!”
  • Đúng: “Anh/chị có thể kết nối hầu hết ở khắp mọi nơi”

19. Cố gắng truyền đạt những lợi ích của sản phẩm đến khách hàng một cách ngắn gọn

Hầu hết mọi người chỉ có thể giữ được 2 đến 3 ý nghĩ trong đầu tại cùng 1 thời điểm trong trí nhớ của họ. Một danh sách thật dài những lợi ích sẽ khiến họ cảm thấy bối rối.
  • Sai: “Sau đây là top 10 lợi ích của việc sử dụng sản phẩm của chúng tôi:…”
  • Đúng: “Hai điều quan trọng nhất mà anh/chị nên lưu ý là:…”

20. Nhấn mạnh những điều đặc biệt của công ty bạn

Những lợi ích mà mang đặc điểm chung chung đến sản phẩm của bạn có thể thuyết phục khách hàng mua hàng… nhưng điều đó chưa đủ! Hãy tận dụng những ích lợi thật sự khác biệt của công ty bạn để khách hàng có thể nhận thấy được bạn khác gì so với những thương hiệu khác
  • Sai: “ Phần mềm của chúng tôi giúp công ty anh/chị sản xuất hiệu quả hơn”
  • Đúng: “ Khách hàng của chúng tôi nói rằng trung bình 30% việc giảm chi phí, thì gấp khoảng 2 lần trung bình của ngành công nghiệp”.

21. Trình bày những lợi ích của sản phẩm một cách cụ thể

Khách hàng sẽ phớt lờ những lợi ích mang tính trìu trượng  hoặc sử dụng những tính từ, trạng từ gây khó hiểu. Chỉ những gì cụ thể và rõ rang thì mới thuyết phục và làm cho người khác nhớ lâu hơn.
  • Sai: “Chúng tôi có thể giúp cắt giảm triệt để chi phí hàng tồn kho của anh/chị.”
  • Đúng: “Chúng tôi giảm chi phí tồn kho xuống gần khoảng 25%

Xem thêm: Cách khơi gợi hoặc tạo nhu cầu cho khách hàng

Toàn bộ những kiến thức trên là một cẩm nang hoàn chỉnh trong cách tư vấn khách hàng mang đến hiệu quả tối ưu nhất, giúp khai thác hiệu quả khách hàng mới và giữ chân được những khách hàng cũ.

Theo: ERPVIET

Việc làm mới nhất