Trang chủ/
Kiến thức
/Quy trình 10 bước xây dựng chiến lược bán hàng bài bản

Quy trình 10 bước xây dựng chiến lược bán hàng bài bản

Ngày 04 tháng 07, 2022 vào lúc 09:45

1. Xây dựng thông điệp giá trị sản phẩm 

Hầu hết các khách hàng tiềm năng không nhận ra hoặc không thể mô tả rõ ràng các sản phẩm mà họ cần dùng cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy ngay cả khi người bán hàng cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, khách hàng cũng có thể không nhận ra được giá trị thực sự mà sản phẩm mang đến cho họ. Đây chính là lý do tại sao các người bán hàng cần tạo ra thông điệp mạnh mẽ thể hiện được hết giá trị của sản phẩm do mình cung cấp nhằm thu hút khách hàng. 

Nói cách khác sản phẩm cần truyền đạt hết giá trị và thông điệp tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thay vì của thương hiệu khác. Đây chính là yếu tố quan trọng đầu tiên trong chiến lược bán hàng hiệu quả. Việc giới thiệu sản phẩm không chỉ đơn giản và cung cấp tính năng, thành phần mà còn phải nhấn mạnh sự khác biệt của chúng với các mặt hàng khác. Người bán hàng cần tạo ra định hướng mua hàng đến các sản phẩm và dịch vụ mà các nhà bán hàng đang cung cấp.

2. Sẵn sàng thay đổi khi cần thiết

Để cạnh tranh về lợi ích hầu hết các người bánh hàng đều vô tình định vị cho khách hàng câu hỏi như “Tại sao bạn (khách hàng) nên chọn chúng tôi (người bán hàng)?”. Tuy nhiên trên thực tế đa số người mua hàng không có ý định thay thế thói quen mua sắm của mình. Trên 60% giao dịch mua hàng của khách hàng đều dựa trên thói quen chứ không hẳn do sản phẩm hay dịch vụ của nhà bán hàng không có sức cạnh tranh. 

Việc giữ nguyên chiến lược bán hàng hiệu quả ngay từ đầu đảm bảo tính an toàn tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc không sự bứt phá trong kinh doanh. Để thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, người bán hàng cần mạo hiểm thay đổi chiến lược khi cần thiết. Để có chiến lược bán hàng thành công, người bán hàng phải hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình, từ đó thay đổi quyết định và hành vi mua hàng của khách hàng. 

3. Thu hút khách hàng qua các câu chuyện đáng nhớ

Bán hàng được xem là một nghệ thuật và người bán hàng chính là người nghệ sĩ, khách hàng chính là khán giả. Để làm hài lòng các khán giả của mình, người bán hàng cần tạo ấn tượng sâu sắc và tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng. Trong quá trình bán hàng cần lồng ghép các ví dụ hoặc câu chuyện trong thực tế gắn liền với thông điệp mà người bán hàng muốn truyền tải nhằm tạo ấn tượng cho khách hàng. Điều này cũng giúp mối quan hệ giữa khách hàng tiềm năng và người bán hàng trở nên mật thiết hơn. Đây không phải là kỹ năng đòi hỏi người bán hàng phải tập luyện và tích lũy cho chiến lược bán hàng hiệu quả của cá nhân mình.

4. Tư vấn linh hoạt sau khi lắng nghe nhu cầu của khách hàng

Quy trình bán hàng bao gồm các bước lặp đi lặp lại giữa người bán hàng và khách hàng tiềm năng. Thông thường quy trình này bao gồm các công đoạn như tìm kiếm, tiếp cận, giới thiệu, thuyết phục, bán và chăm sóc khách hàng mục tiêu. Thay vì thực hiện theo quy trình dập khuôn nhàm chán, người bán hàng cần quan tâm nhiều hơn đến yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Người bán hàng tiếp thị cần đưa ra các dự đoán về quyết định mua sắm của khách hàng nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. 

5. Đừng bán hàng dựa trên mặc định về khách hàng mục tiêu

Thông thường để xác định được khách hàng mục tiêu, người bán hàng thu thập thông tin về hành vi, thái độ, thói quen, sở thích nhằm định hình. Tuy nhiên việc tìm kiếm thông tin hời hợt, không đi sâu vào vấn về có thể khiến các thông điệp gửi đến khách hàng tiềm năng của người bán hàng bị sai lệch. Nhiều người bán hàng cho rằng hành vi mua hàng của người tiêu dùng đến từ bên trong. Tuy nhiên trên thực tế người mua thường có xu hướng mua hàng do các tác động từ bên ngoài thúc đẩy. Vì vậy, để nắm trong tay chiến lược bán hàng hiệu quả, người bán hàng cần nhanh nhạy nhận biết để tác động tới hành vi mua sắm thay vì “tiếp xúc” với khách hàng bằng mặc định có sẵn.

6. Tránh lặp lại mô-típ bán hàng phổ biển

Thông thường, người bán hàng sẽ dựa trên nhu cầu của khách hàng tiềm năng nhằm đưa ra các thông điệp tiếp thị phù hợp. Tuy nhiên với cách tiếp cận này các thông điệp mà người bán hàng đưa ra sẽ giống với thông điệp của các thương hiệu khác. Điều này khiến khách hàng do dự và không biết nên lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của đơn vị nào. Để thu hút khách hàng, người bán hàng cần tạo nên sự khác biệt trong thông điệp. Nêu bật lên lý do và lợi ích khi chọn sản phẩm, dịch vụ của người bán hàng thay vì các thương hiệu khác. Đây chính là điểm khác biệt ở nhân viên có chiến lược bán hàng hiệu quả và nhân viên không có chiến lược.

7. Chủ động cung cấp thông tin dựa trên nhu cầu

Nhiều người bán hàng thường đặt ra những câu hỏi thăm dò với khách hàng của mình nhằm dự đoán nhu cầu sau đó mới đưa ra sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên việc cố gắng trở thành một “cố vấn đáng tin cậy” này chỉ khiến việc tiếp cận khách hàng của bạn trở nên bất lợi. Để trở thành người bán hàng tin cậy, nhân viên tiếp thị cần tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách lắng nghe suy nghĩ và giải đáp mọi thắc mắc cho họ. 

Cụ thể bạn cần đưa ra các đề nghị như: Bạn (khách hàng) cần gì? Sau khi khách hàng đưa ra yêu cầu, cần tổng hợp thông tin và cung cấp đến khách hàng một cách chi tiết, chính xác nhất. Điều này sẽ giúp xây dựng niềm tin giữa người bán hàng và khách hàng, từ đó quyết định sử dụng hoặc chọn sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp. 

8. Kết hợp giữa tiếp thị và bán hàng

Thông thường tại các nhà bán hàng bộ phận bán hàng và tiếp thị được tách biệt và có các mục tiêu riêng. Trong khi tiếp thị tạo ra thông điệp và công cụ bán hàng thì bộ phận bán hàng lại sử dụng thông điệp và công cụ đó để thu hút khách hàng mua hàng. Việc thiếu sự liên kết và tương tác giữa hai bộ phận này sẽ tạo ra lỗ hổng trong chiến lược bán hàng hiệu quả của nhà bán hàng. 

Nói một cách dễ hiểu tiếp thị là người tạo dựng câu chuyện và người bán hàng chính là người kể câu chuyện đến khán giả là các vị khách hàng tiềm năng. Để thuyết phục được khách hàng chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán hàng cả hai bộ phận này cần hợp tác và xây dựng các chiến lược bán hàng phổ biến.

9. Duy trì khách hàng hiện tại và mở rộng khách hàng tiềm năng

Hầu hết các người bán hàng và tiếp thị dành phần lớn thời gian, ngân sách và công sức của họ và việc thu hút khách hàng có nhu cầu. Trong khi đó phần lớn doanh thu hàng năm của các nhà bán hàng lại đến từ chính các khách hàng hiện tại và khách hàng mới. 

10. Đào tạo nhân viên bán hàng bài bản

Các nhà bán hàng cần không ngừng cập nhật, thay đổi trong hình thức đào tạo người bán hàng nhằm đáp ứng các xu hướng và nhu cầu của thị trường. Các khóa đào tạo thường xuyên sẽ giúp nâng cao tính linh hoạt, khả năng tư duy và kỹ năng bán hàng của nhân viên. Ngoài chuyên môn nhân viên bán hàng còn cần được trang bị các kỹ năng giao tiếp, truyền tải thông điệp cũng như thuyết phục khách hàng. Việc xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng đông đảo, tăng doanh thu, sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường.

Theo: fastwork

Xem thêm: 5 cách giúp gia tăng doanh số cho dân sale

0 lượt thích
219 lượt xem
0 chia sẻ

Từ khóa liên quan:

sale
khách hàng

Những tin khác

Liên hệ

Hotline hỗ trợ tìm việc làm:0909 081 359
Liên hệ qua Email:tuyendung@acacy.com.vn
Trụ sở

- TP. HCM: Lầu 2, Tòa nhà The Morning Star, Số 57, Quốc lộ 13, Phường 26, Quận Bình Thạnh.

- TP. Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà ACCI, Số 210, Đường Lê Trọng Tấn, Phường Định Công, Quận Thanh Xuân.

Giấy phép đăng ký kinh doanh số:0311183243