05/12/2022 - Lượt xem: 282
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì 01 trong các trường hợp NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng - dưới 03 tháng,...
Do đó, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, thời gian thử việc của người lao động sẽ không được tính tham gia BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động thử việc theo hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động.
Việc giao kết theo một trong hai loại hợp đồng trên là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và điều đó ảnh hưởng đến việc NLĐ được đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc hay không.
Do đó, nếu người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì người lao động sẽ là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và thời gian thử việc của người lao động sẽ được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động thử việc sẽ được đóng BHXH bắt buộc nếu như NLĐ và người sử dụng lao động thỏa thuận về nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động đã ký kết.
Ngoài ra theo mục 3 Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH, nếu người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
Theo: hieuluat.vn