06/09/2022 - Lượt xem: 284
Bảo hiểm xã hội được xem như một trụ cột chính của an ninh xã hội, là quỹ tiền bảo hộ cho cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, vẫn nhiều người lao động và doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ hết các chế độ bảo hiểm hiện có. Vậy bài viết dưới đây giúp mọi người có cái nhìn tổng quan, khái quát nhất về Bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, pháp luật quy định chi tiết và cụ thể về chế độ bảo hiểm xã hội là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác cũng quy định, hướng dẫn về BHXH như Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH,…
Về khái niệm BHXH, hiện nay có rất nhiều sách báo, giáo trình Đại học cũng có đưa ra thêm các quan điểm khác nhau dưới các góc nhìn khác nhau.
Dưới góc độ kinh tế: BHXH không trực tiếp chữa bệnh khi người lao động ốm đau, tai nạn hay sắp xếp công việc mới cho họ khi họ mất việc làm mà chỉ giúp đỡ họ có một phần thu nhập khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
Dưới góc độ pháp lý: Chế độ BHXH là tổng hợp những quy định của pháp luật, do Nhà nước ban hành, quy định về các hình thức đảm bảo về vật chất và tinh thần cho người lao động hoặc người thân trong gia đình người lao động khi họ bị mất hoặc giảm một phần khả năng lao động.
Vậy tóm lại bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động và gia đình khi họ mất khả năng làm việc, giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Nói cách khác thì Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an ninh xã hội ở mỗi nước.
Các yếu tố cấu thành nên một chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm: Đối tượng hưởng; Điều kiện hưởng; Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp BHXH.
Các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam hiện nay bao gồm:
– Chế độ bảo hiểm ốm đau;
– Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
– Chế độ bảo hiểm thai sản;
– Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
– Chế độ hưu trí;
– Chế độ bảo hiểm y tế;
– Chế độ tử tuất.
Khi tham gia BHXH, người tham gia được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH;
– Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc;
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau:
+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền;
+ Nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
+ Thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động;
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau;
– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH;
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác;
– Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH;
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Người tham gia BHYT sẽ được trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh và thuốc men.
BHXH có bao gồm bảo hiểm y tế không?
Câu trả lời là không. Mặc dù BHXH và BHYT có sự liên quan và tương đồng nhưng chúng là 2 phạm trù khác nhau.
Điểm khác biệt giữa bảo hiểm y tế và BHXH là gì?
Điểm khác nhau cơ bản của BHXH và BHYT là phương thức thanh toán, cụ thể:
Luật Bảo hiểm y tế thường xuyên thay đổi, bổ sung nhiều chính sách mới có lợi cho người sử dụng BHYT. Từ ngày 31/12/2018, tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã bổ sung thêm các đối tượng hưởng và các mức hưởng BẢO HIỂM Y TẾ cho người lao động.
Theo: Đại lý Thuế Q.P.T
Xem thêm: Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu phần trăm?